Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh, được hiểu đơn giản là việc sử dụng tiền của người khác để đem lại lợi nhuận cho mình,… việc sử dụng đòn bẩy tài chính khôn ngoan sẽ giúp mang lại nguồn lợi rất lớn. Tuy nhiên không phải khi nào dùng đòn bẩy tài chính cũng mang lại hiệu quả tốt cả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao 2 lưỡi, nếu vận dụng tốt thì mang lại được hiệu quả lớn nhưng không vận dụng tốt sẽ gây nên những hậu quả nghiệm trọng
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính đề cập đến việc sử dụng nợ để mua các tài sản bổ sung. Đòn bẩy tài chính cũng được biết đến như là giao dịch trên vốn chủ sở hữu.
Khái niệm đòn bẩy tài chính:
Là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên 1 cổ phần thường của công ty (ÉP)
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Ví dụ về đòn bẩy tài chính
A.Hùng sử dụng 400 triệu tiền mặt của mình để mua 40 mẫu đất với tổng chi phí 400 triệu. A.Hùng không được sử dụng đòn bẩy tài chính. Chị Hồng sử dụng 400 triệu, tiền mặt của mình và vay mượn thêm 800 triệu để mua 120 mẫu đất có tổng chi phí 1 tỷ 200 triệu. Chị Hồng đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Chị Hồng đang kiểm soát 1 tỷ 200 triệu của đất chỉ với 400 triệu tiền riêng của mình
Nếu tài sản thuộc sở hữu của A.Hùng và Chị Hồng gia tăng giá trị bằng 25% và sau đó được bán, A. Hùng sẽ có mức tăng 100 triệu đầu tư 400 triệu của anh ấy, một trở về 25%. Đất của chị Hồng sẽ được bán với giá 1 tỷ 500 triệu và sẽ dẫn đến mức tăng 300 triệu. Tiền sẽ được tăng lên 400 triệu kết quả đầu tư của mình. Khi này thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính thành công.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
DFL= (% thay đổi trong EPS) / (% thay đổi trong EBIT)
Ý nghĩa: DFL là tỷ số đòn bẩy cho thấy ảnh hưởng của một khoản nợ vay xác định đối với thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định để tài trợ cho công ty và bao gồm cả những chi phí tăng thêm trước thuế và lãi vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn đồng nghĩa là sự dao động trong EPS cũng tăng tương ứng.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường đem lại hiệu quả cao và giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ở các nước phát triển, đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều trong giao dịch thương mại. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của nhà đầu tư, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được họ tin dùng. Đòn bẩy tài chính là liều thuốc kích thích và nhà đầu tư thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Và nếu thành công, lợi nhuận sẽ đem lại rất cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, dùng đòn bẩy tài chính như “dao hai lưỡi”, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro. Cần có những chiến lược để có thể vận dụng mang lại được hiệu quả cao nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Tài chính – Thuế DHTax
Add: 185 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0909 854 850
Email: cskh.dhtax@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.