Ngày nay, có rất nhiều trường hợp kiều bào việt muốn quay về Việt Nam để thành lập công ty và thậm chí mang luôn ô tô về nước. Vậy trong trường hợp này Việt kiều mang ô tô về nước phải chịu những loại thuế nào? Luật sư tư vấn DHTax xin đưa ra bộ luật pháp luật như sau:
Xem thêm:
>>> Bán online “đồ xách tay” có phải đóng thuế?
>>> Đối tượng nào sẽ chịu thuế thu nhập đặc biệt?
Theo Thông tư 20/2014/TT-BTC việc nhập khẩu ôtô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được áp dụng với: công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài cấp còn giá trị đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam và có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp đã được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Điều 3 quy định điều kiện nhập khẩu với ôtô theo chế độ tài sản di chuyển như sau:
– Xe ôtô nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: đăng ký lưu hành ở nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc (khác với nước định cư) ít nhất 6 tháng và đã chạy quãng đường tối thiểu 10.000 km đến thời điểm ôtô về cảng Việt Nam.
– Xe phải đáp ứng quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Theo Điều 7 Thông tư 20/2014/TT-BTC, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định được nhập khẩu một ôtô với chính sách thuế được quy định như sau:
– Thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu theo khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 và Điều 7 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trước đây, việc này áp dụng theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP song đã hết hiệu lực.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; trừ trường hợp xe cứu thương, ôtô chở phạm nhân, ôtô tang lễ, ôtô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên.
Tùy theo loại xe (số chỗ ngồi, dung tích xi lanh) sẽ phải chịu mức thuế suất khác nhau, chẳng hạn ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống thì mức thuế suất hiện nay là 40%. Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 là 45%…
– Thuế giá trị gia tăng: Xe ôtô nhập khẩu theo diện tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, theo Điều 5 Luật Thuế giá trị giá tăng. Vì thế tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và phải nộp mức thuế suất 10%.
Như vậy, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương chỉ được nhập khẩu một ôtô về nước để sử dụng theo diện tài sản di chuyển và chỉ được miễn thuế nhập nhẩu. Các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… vẫn phải nộp.
Trường hợp Việt kiều nhập khẩu ôtô về nước nhưng không thuộc diện tài sản di chuyển, không thuộc đối tượng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương thì thủ tục nhập khẩu, chính sách được áp dụng như thông thường.
Ngoài ra, DHTax còn tư vấn luật miễn phí 24/24, vậy Qúy khách còn chần chừ gì nữa mà không nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được tư vấn một cách cụ thể và chính xác.
Nguồn: Vietnamnet.vn
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Tài chính – Kế toán DHTax
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Hotline: 0909 854 850
Email: cskh.dhtax@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.