Trước khi lập một doanh nghiệp thì các doanh nhân cần phải tìm hiểu trước luật pháp của Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp mà nhà nước cho phép. Loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng nên các doanh nghiệp cũng dễ dàng chọn được loại doanh nghiệp phù hợp cho quy mô cũng như sản phẩm phù hợp, có thể tìm được định hướng phát triển cho công ty. Đây là bài viết cung cấp các thông tin về các loại hình doanh nghiệp phổ biến và hợp pháp ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo các quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể điều hành mọi hoạt động của công ty hoặc thuê người để quản lý.
– Là loại công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
– Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:
– Chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật.
– Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro cao.
– Doanh nghiệp phải chịu các khoản nợ của công ty không những bằng các tài sản của công ty mà còn bằng các tài sản của chủ doanh nghiệp và không bị giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận, chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp độc lập với nhau, công ty thì có tư cách pháp nhân, từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân có quyền và nghĩa vụ tương ứng trong công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
– Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ bị giảm uy tín so với loại hình công ty khác.
– Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
– Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV).
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu
– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty TNHH1TV sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu.
– Chủ sở hữu sẽ không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
– Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
– Tùy thuộc vào quy mô và ngành, nghề kinh doanh, mà bao gồm các thành viên: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc
4. Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau
Các cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức
Có ít nhất 3 cổ đông và không giới lượng cổ đông
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng, bán cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Ưu điểm của loại công ty cổ phần
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
– Với loại hình công ty này thì nhiều người có thể dễ dàng cùng góp vốn với công ty dễ dàng
– Phát hành cổ phiếu để huy động vốn dễ dàng
– Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng
Nhược điểm của loại công ty cổ phần
– Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có thể sinh ra mâu thuẫn và đấu đá nhau trong các cổ đông
– Bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật
– Đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
5. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Ưu điểm của công ty hợp danh:
– Đây là loại hình công ty với sự kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người. Dễ dàng tạo được sự tin cậy của các khách hàng và đối tác kinh doanh.
– Việc điều hành và quản lý không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau
Nhược điểm của công ty hợp danh:
– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
– Loại hình công ty hợp danh đã được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Tài chính – Thuế DHTax
Add: 185 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0909 854 850
Email: cskh.dhtax@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.