Công việc kế toán viên là làm gì ?

Công việc kế toán viên là làm gì

Kế toán viên là tất cả những người làm nghề kế toán, là những người lo về việc tài chính của các doanh nghiệp. Kế toán viên bao gồm nhiều chức vụ khác nhau từ kế toán trưởng; kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có tổ chức kế toán tùy vào quy mô lớn nhỏ. Đặc biệt là những công ty lớn, tập đoàn thì họ có một đội ngũ kế toán hùng hậu và được phân chia với các chức năng và vị trí khác nhau từ kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán bán hàng…

Bài viết Liên quan:

Kế toán tổng hợp

Kế toán công nợ

Luật kế toán năm 2015:

Kế toán là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp vì là người nắm giữ tài chính, chính vì thế đối người làm kế toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các luật kế toán. Đối với mỗi quốc gia thì luật về kế toán thì khác nhau. Đối với Việt Nam thì được Quốc hội thông qua Luật Kế toán 2003 có nội dung như sau:

Ðiều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:

1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

Ðiều 51. Những người không được làm kế toán

1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào c sở giáo dục, c sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.

2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Ðiều 55. Hành nghề kế toán

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.

2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này.

3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.

Theo quy định của pháp luật theo ta thấy thì ta thấy các tiêu chuẩn, quyền, trách nhiệm của người làm nghề kế toán cũng rất dễ dàng tuy nhiên trách nhiệm pháp lý của người kế toán rất cao và bị phạt rất nặng nếu có sai phạm. (theo thuvienphapluat.vn)

Công việc kế toán viên là làm gì 2

Phân loại kế toán:

Theo phần hành:

  1. Kế toán thanh toán
  2. Kế toán ngân hàng
  3. Kế toán thuế
  4. Kế toán tài sản cố định
  5. Kế toán vật liệu
  6. Kế toán chi phí và giá thành
  7. Kế toán bán hàng
  8. Và nhiều loại kế toán khác

Theo cách thức ghi chép:

  1. Kế toán đơn.
  2. Kế toán kép

Theo chức năng cung cấp thông tin :

  1. Kế toán tài chính
  2. Kế toán quản trị

Những công việc chính của một kế toán viên trong một tổ chức, doanh nghiệp,…

Công việc của một kế toán viên thì rất đa dạng tùy mỗi doanh nghiệp và tổ chức mà có những phân công khác nhau,… nhưng hầu hết thì đều liên quan đến danh sách công việc của một kế toán đây:

  1. Theo dõi thu – chi, công nợ, theo dõi quỹ tiền mặt, soạn Hợp đồng và bảng báo giá cho khách hàng, làm bảng lương, làm BHXH., làm HĐ công nhân, giao dịch ngân hàng
  2. Thực hiện các công việc khác khi có phát sinh theo phụ lục hợp đồng và theo phân công nhiệm vụ từng thời điểm của kế toán trưởng
  3. Tiếp nhận kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán
  4. Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao tài sản cố định, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế VAT… theo quy định của kế toán và các chế độ, chính sách Thuế hiện hành;
  5. Làm các báo cáo nộp cho cơ quan thuế theo quy định, bao gồm các báo cáo tháng, quý, năm với sự kiểm soát của kế toán trưởng.
  6. Giao dịch với ngân hàng: lấy sổ phụ
  7. Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách theo quy định
  8. Tiếp nhận, kiểm tra thanh toán và hạch toán phát sinh thu chi, tổng hợp doanh thu hàng ngày.
  9. Kiểm tra, đối chiếu, cập nhật hệ thống sổ sách kế toán, công nợ phải thu, phải trả.
  10. Lập báo cáo thuế, hiểu biết vế kế toán thuế, báo cáo thống kê.

Công việc kế toán viên là làm gì 3

Công việc kế toán viên rất nhiều và liên quan nhiều sổ sách chính vì vậy đòi hỏi cần phải có sự tập trung, cẩn thận để không làm sai sót. Điều cần có trước hết của một kế toán viên thì đòi hỏi phải có niềm đam mê với công việc, luôn học hỏi vì kế toán luôn hay có sự thay đổi theo thời gian.

Đối với doanh nghiệp thì bộ phận thì không thể thiếu được, nhưng đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì việc để duy trì một đội ngũ kế toán thì rất tốn kém. Vậy phải pháp kế toán cho doanh nghiệp nhỏ là gì? Sử dụng dịch vụ kế toán là cách để có thể vừa giảm chi phí vừa có thể mang lại được hiệu quả cho doanh nghiệp. Những công ty kế toán thì họ đã có một đội ngũ kế toán nhiều kinh nghiệm nên việc hoàn thành công việc kế toán vô cùng nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn mới thành lập thì nên sử dụng dịch vụ kế toán để có thể tiết kiệm chi phí.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Tài chính – Thuế DHTax
Add: 185 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0909 854 850

Email: cskh.dhtax@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *